Hướng dẫn lựa chọn xây dựng và sử dụng nhà vệ sinh chi phí thấp cho hộ gia đình
Lượt xem: 825

Hướng dẫn lựa chọn xây dựng và sử dụng nhà vệ sinh chi phí thấp cho hộ gia đình

Nhà vệ sinh đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phòng, chống dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe, cải thiện chất lượng cuộc sống. Việc xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh đúng quy cách có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển bền vững. Thiếu nhà vệ sinh hoặc nhà vệ sinh không đảm bảo tại các hộ gia đình, nơi làm việc, bệnh viện, trường học… có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, sự tập trung, năng suất lao động, là nguyên nhân chính gây ra các dịch bệnh đường tiêu hóa như tả, lỵ, thương hàn và nhiễm các loại giun, sán đường ruột.

Nhà vệ sinh đạt chuẩn là nhà vệ sinh đạt phải đảm bảo các yêu cầu như: Đảm bảo không làm ô nhiễm nguồn nước; Không phát sinh mùi hôi khó chịu ra khu vực xung quanh; Không là nơi trú ngụ của các loài côn trùng gây bệnh như: ruồi, muỗi..

Dưới đây là một số nhà vệ sinh đạt chuẩn được áp dụng phố biến

1. Nhà tiêu tự hoại

Là công trình phổ biến nhất áp dụng cho hầu hết các vùng nông thôn và đô thị, có thể tích khoảng 2-4mđược chia ra 2-3 ngăn được xây bằng gạch hoặc cống bi, bao gồm 1 ngăn chứa, 1 ngăn phân hủy hoặc có thêm 1 ngăn rút nước. Có ống thông hơi ở phía sau.

Cấu tạo hầm vệ sinh tự hoại như sau:

+ Có 2 hoặc 3 ngăn, ngăn chứa có 1 ống thông hơi có đường kính 27mm-49mm phía trên có gắn chữ T để ngăn nước xâm nhập.

+ Ngăn chứa và ngăn lắng thông với nhau bằng cút chữ L đặt ngược với đường kính từ 90mm – 140mm

 

Cấu tạo hầm vệ sinh tự hoại

Cách sử dụng nhà vệ sinh tự hoại

Sau khi xây dựng cần phải đổ đầy nước để kiểm tra xem hầm có bị  rò rỉ nước hay không. Trong quá trình sử dụng thì dùng giấy mềm hoặc các loại giấy khác thì không được đưa trực tiếp  vào hầm chứa. Sau khi đi xong, phải dội nước để phân trôi hết. Lưu ý: để đảm bảo chuẩn vi sinh vật phát triển mạnh để có thể phân hủy hoàn toàn phân thì không được đổ các chất tẩy rửa hoặc xà phòng vào hầm chứa. 

Những ưu và nhược điểm của nhà vệ sinh tự hoại.

Ưu điểm:

+ Hợp vệ sinh, sạch sẽ, không có mùi hôi phát sinh;

+ Không có ruồi nhặng, muỗi;

+ Sử dụng dễ dàng, thân thiện.

Nhược điểm:

+ Kinh khí xây dựng lớn;

+ Sử dụng phải kèm theo giấy mềm, nước;

+ Dễ bị tắc nghẽn nếu sử dụng không đúng

 2. Nhà tiêu thấm dội nước (có thể thực hiện ở vùng đất cát)

Đối với nhà tiêu thấm dội nước thì cần phải xây dựng cách xa các nguồn nước như: giếng, ao hồ, kênh rạch để đảm bảo vệ sinh môi trường, có thể xây 1 hoặc 2 bể chứa có kích thước khoảng 1 – 2 m3, được xây bằng gạch, đáy bể không xây, được đổ cát dọc thành để tăng khả năng thấm. Các yếu tố còn lại như: ống thông hơi, bệ xí…có cấu tạo tương tự như hầm vệ sinh tự hoại.

 

Cấu tạo nhà tiêu thấm dội nước

Ưu điểm và nhược điểm của nhà tiêu thấm dội nước

Ưu điểm:

-     Dễ sử dụng và bảo quản.

-     Tốn ít nước dội, và có thể dùng nước tắm giặt để dội

-     Kỹ thuật đơn giản, nhưng cũng phải do thợ xây dựng.

-     Ít có mùi hôi thối, do đó không hấp dẫn ruồi nhặng.

Nhược điểm:

-     Dễ bị nghẹt do thiếu ý thức về việc hay vứt giấy vệ sinh loại không tự tiêu  hủy vào  bồn cầu.

-     Chỉ sử dụng được ở nơi đất có khả năng thấm nước tốt.

-     Có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm nông.

3. Nhà tiêu đào có ống thông hơi (có thể thực hiện ở vùng đất giồng cát; vùng đất thịt có gò cao).

-     Hố chứa đào sâu 1,5-2m, đường kính hố từ 0,8-1,2m.

-     Miệng hố xây cao hơn mặt đất 30-40cm để tránh nước mưa tràn vào.

-     Mặt bệ bằng bê tông cốt sắt dày 5cm hoặc ván gỗ, có tạo rảnh thoát nước tiểu riêng (chôn lấp hoặc đổ đúng nơi quy định).

-     Máng dẫn nước tiểu ra ngoài có độ dốc vừa phải.

-     Lỗ tiêu có đường kính 16cm, có nắp đậy kín với tay cầm an toàn, thuận tiện.

-     Có xô (sọt) đựng tro hoặc đất bột.

Có ống thông hơi đường kính 60-90mm, đặt cao hơn mái nhà 40cm, đầu trên có cút chữ T và lưới chắn ruồi.

 

Cấu tạo nhà tiêu thông hơi

Bảo quản và sử dụng:

Đi tiêu xong phải bỏ giấy chùi vào hố chứa, đổ tro và đậy nắp lại. Quét dọn sạch sẽ mỗi ngày. Không đổ nước vào hố chứa. Khi đầy lấp kín và đào chỗ khác. Mặt bệ có thể đổi sang chỗ nhà tiêu mới (mặt bệ tốt nhất làm tấm đan bằng bê tông).

Ưu điểm:

-     Không cần nước dội.

-     Rẻ, dễ sử dụng và bảo quản (phù hợp với vùng miền núi cao).

Nhược điểm:

-     Không sử dụng được nơi đất chật người đông, vùng ngập nước.

-     Vẫn còn mùi khó chịu.

-     Khi hố tiêu đầy phải đổi đi chỗ khác hoặc lấy phân ra.

-     Có thể làm ô nhiễm nguồn nước.

 

Tin tức
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập